Phát hiện một loài nhái lùn mới cho khoa học

  08/05/2021

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp, Vườn Quốc gia Vũ Quang, Đại học Quốc gia, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Đại học Đà Nẵng cùng với các nhà khoa học thuộc các nước Nga, Trung Quốc, Đức đã nghiên cứu dựa trên các phân tích về hình thái và di truyền phân tử, phát hiện ra loài mới cho khoa học “Nhái lùn vũ quang”. Kết quả nghiên cưu được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành Revue suisse de Zoologie (số ra tháng 3/2021), toàn văn bài báo có sẵn tại: https://bioone.org/journals/revue-suisse-de-zoologie/volume-128/issue-1/RSZ.0046/A-new-species-of-Vietnamophryne-from-Vietnam/10.35929/RSZ.0046.full?fbclid=IwAR1y52Og9vS_r3JfJ5LB5LciaAEnw8Lir3PkXwDagIkKk3PaPY6yNVrp6Qs

Nhái lùn vũ quang (Vietnamophryne vuquangensis)(Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo)

Về hình thái, loài mới được phân biệt với các loài khác trong giống này ở kích thước cơ thể bé, con đực chỉ từ 14.12-14.91 mm, con cái kích thước lớn hơn từ 15.15-17.33 mm; mặt lưng sần sùi, ở con đực có các mụn nhỏ bằng phẳng nằm rải rác, trong khi mặt lưng con cái lại trơn, hơi sần sùi ở phía sau và không có các nốt sần lớn; mặt bụng từ màu ngà-chanh đến màu vàng-chanh với vân nâu sẫm yếu ở con đực và màu vàng-chanh sáng hơn cùng vân nâu sẫm ở con cái; tai tương đối mờ, nhỏ và tròn…

Về di truyền, loài mới tách biệt so với các loài khác trong giống và có khoảng cách di truyền gần nhất với loài V. inexpectata khoảng từ 4.3- 4.6%.

Loài “Nhái lùn Vũ Quang” mới được mô tả đã nâng tổng số loài trong giống Nhái lùn được biết hiện nay lên 4 loài. Cho đến nay, theo nghiên cứu, loài “Nhái lùn Vũ Quang” chỉ mới ghi nhận tại Vườn Quốc gia Vũ Quang mà chưa phát hiện thấy ở bất kỳ khu vực nào khác.

 

Bình luận

Tin tức mới

Fanpage facebook
Bài viết xem nhiều

Đối tác





Bài viết mới nhất