Đăng nhập
HAI LOÀI NHÁI BẦU MỚI CHO KHOA HỌC (nhái bầu ninh thuận và nhái bầu đăk lăk) ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở VIỆT NAM
Các nhà khoa học Việt Nam thuộc Trung tâm Tài nguyên và Môi trường lâm nghiệp và Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam cùng với các nhà khoa học Đức, Nga và Trung Quốc vừa phát hiện, mô tả và công bố hai loài nhái bầu mới cho khoa học. Toàn văn bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế chuyên nghành Zookeys https://zookeys.pensoft.net/article/56919/list/11.
Nhái bầu ninh thuận (Microhyla ninhthuanensis) và Nhái bầu đăk lăk (Microhyla daklakensis) được đặt theo tên địa danh nơi phát hiện ra phân bố tự nhiên các quần thể của hai loài này. Chúng đều là những loài bí ẩn thuộc nhóm loài phức tạp, có hình thái tương đồng (thuộc nhóm nhái bầu hây-môn- Microhyla heymonsi), do đó nghiên cứu dựa trên phân tích tổ hợp dữ liệu di truyền phân tử và thống kê các chỉ số hình thái sai khác để phân biệt. Cho đến nay, phân bố của các loài trong nhóm loài Nhái bầu hây-môn còn chưa rõ ràng, vì vậy các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để làm rõ ràng vấn đề này.
1. Nhái bầu ninh thuận - Microhyla ninhthuanensis: được phân biệt với các loài khác trong nhóm với tổ hợp các đặc điểm hình thái sau: 1) kích thước trung bình (SVL 17,3–18,8 mm ở con đực; 21,6–23,6 mm ở con cái). 2) mặt lưng nhẵn; 3) đầu hình tam giác, mõm tròn; 4) ngón chi trên I ngắn hơn một nửa chiều dài của ngón chi trên II; 5) các đầu của tất cả các ngón chi trên bên ngoài giãn ra, tạo thành các đĩa, có rãnh dọc ở giữa có thể nhìn thấy ở mặt lưng; 6) Các đầu ngón chi dưới đều giãn ra rõ rệt thành các đĩa, có rãnh dọc ở giữa yếu có thể nhìn thấy ở mặt lưng, tạo ra hình dạng của hai ống lượn; 7) Củ bàn bên trong hình bầu dục và nổi rõ, củ bàn ngoài dạng kép, vòng thắt lưng chia eo thành hai phần có kích thước bằng nhau: phần ngoài khá tròn, phần trong hơi hình lưỡi liềm; 8) khớp nối cổ bàn của chi trên khi gập thẳng dọc than không đạt đến mõm; 9) màng bơi dạng cơ bản: I2 - 2½II2 - 3III3 - 4IV4⅓ - 3V; 10) các củ ở cổ chân bên trong hình bầu dục, nổi rõ và các củ ở cổ chân bên ngoài hình tròn; 11) không có gai trên mi mắt trên; 12) sọc nâu mờ hẹp kéo dài từ góc sau của mắt đến nách; 13) có sọc đốt sống mỏng nhẹ; 14) đốm tròn nhỏ màu sẫm ở giữa lưng, được phân chia bởi một dải đốt sống nhạt; 15) mặt lưng màu nâu hồng với các mảng màu nâu sẫm hình chữ X giữa mắt và cánh tay, dọc theo đốt sống và vùng lưng có các sọc ở vùng lưng tạo thành dải bụi lượn sóng về phía bẹn, một dấu nhỏ sẫm màu có hình dạng '()' ở giữa lưng và giữa dải sống lưng; 16) một sọc bên màu đen thậm chí từ trên cánh tay, gần như chạm đến háng; 17) cằm xám đen; họng trắng, có bụi xám đen rải rác; ngực và bụng màu trắng kem.
Nhái bầu ninh thuận - Microhyla ninhthuanensis. Ảnh Hoàng Văn Chung
2. Nhái bầu đăk lăk - Microhyla daklakensis: được phân biệt với các loài khác trong nhóm với tổ hợp các đặc điểm hình thái sau: 1) kích thước trung bình (SVL 17,7–20,1mm ở con đực; 21,1–23,8 mm ở con cái, 2) mặt lưng nhẵn; 3) mõm tròn nhìn theo hướng lưng bụng; 4) ngón chi trên I dài hơn một nửa chiều dài của chi trên II; 5) các đầu của tất cả các ngón chi trên bên ngoài giãn ra, tạo thành các đĩa, có rãnh dọc ở giữa có thể nhìn thấy ở mặt lưng; 6) Các đầu ngón chi dưới đều giãn ra rõ rệt thành các đĩa, có rãnh dọc ở giữa yếu có thể nhìn thấy ở mặt lưng, tạo ra hình dạng của hai ống lượn; 7) Củ bàn trong hình bầu dục và nổi rõ, củ bàn ngoài dạng kép chia đôi vòng eo thành hai phần có kích thước bằng nhau: phần ngoài khá tròn, phần trong hình lưỡi liềm; 8) khớp nối cổ bàn của chi dưới thẳng không đạt đến mõm; 9) màng bơi dạng cơ bản: I2 - 2½II2 - 3III3 - 4IV4⅓ - 3V; 10) củ ở cổ chân bên trong hình bầu dục, nổi rõ và củ ở cổ chân bên ngoài hình tròn; 11) không có gai trên mi mắt trên; 12) sọc nâu mờ hẹp kéo dài từ góc sau của mắt đến nách; 13) có sọc đốt sống mỏng, nhạt; 14) đốm tròn nhỏ màu sẫm ở giữa lưng, được phân chia bởi một dải đốt sống nhạt; 15) mặt lưng màu nâu vàng, một vạch màu nâu sẫm hình chữ V giữa hai mắt đến chỗ cắm cánh tay; 16) các sọc dọc đốt sống và lưng tạo thành dải bụi lượn sóng về phía bẹn; 17) một vết sẫm màu nhỏ ở dạng ‘()’ ở trung tâm của lưng và đường giữa lưng; 18) một sọc bên màu đen đều màu từ phía trên của cánh tay, gần như chạm đến háng; 19) cằm xám đen; họng trắng, có bụi xám đen rải rác; ngực và bụng màu trắng kem.
Nhái bầu đăk lăk - Microhyla daklakensis - Ảnh Hoàng Văn Chung
Nguồn tin: Hoàng Văn Chung – Trung tâm Tài nguyên và Môi trường lâm nghiệp
Bình luận
Tin tức mới
Phát hiện một loài nhái lùn mới cho khoa học
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp, Vườn Quốc gia Vũ Quang, Đại học Quốc gia, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Đại học Đà Nẵng cùng với các nhà khoa học thuộc các nước Nga, Trung Quốc, Đức đã nghiên cứu dựa trên các phân tí
Kết quả nghiên cứu về ghi nhận mới và cập nhật danh sách các loài Lưỡng cư ở tỉnh Lai Châu, Việt Nam
Trong thời gian vừa qua, các nhà khoa học của Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Đại học Tự nhiên Việt Nam cùng với các nhà khoa học Đức đã công bố kết quả nghiên cứu về ghi nhận mới và cập nhật danh sách
Hội thảo khoa học về việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát – Tỉnh Lào Cai
Chiều ngày 27/10/2015, được sự chấp thuận của UBND tỉnh Lào Cai, tại hội trường lớn của chi cục kiểm lâm tỉnh Lào Cai, với sự kết hợp giữa sở NN&PTNT, chi cục kiểm lâm Lào Cai và đơn vị tư vấn là Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp trực thuộc V
Đối tác
Ghi nhận vùng phân bố mới của loài Ếch cua
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp hợp tác cùng với các nhà khoa học Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật đã vừa công bố những ghi nhận mới về loài Ếch cua (Loài ếch đặc biệt chỉ sống ở những khu rừng ngập mặn) trên tạp
Cóc mắt trường sơn – loài mới cho khoa học
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Đại học Khoa học và công nghệ và Viện Gen của Viêt Nam cùng với các nhà khoa học thuộc các nước Nga, Đức đã hợp tác nghiên cứu, phát hiện và công
Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn xã Giáp Trung - huyện Bắc Mê - tỉnh Hà Giang
Từ quý III năm 2020 đến quý IV năm 2020, Trung tâm tài nguyên và môi trường lâm nghiệp kết hợp cùng với Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Mê thực hiện dự án: “Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn xã Giáp Trung - huyện Bắc Mê - tỉn
Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn xã Đường Âm - huyện Bắc Mê - tỉnh Hà Giang
Từ quý III năm 2018 đến quý III năm 2019, Trung tâm tài nguyên và phát triển lâm nghiệp đã phối hợp cùng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Hà Giang thực hiện dự án: “Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn xã Đường Âm - huyện Bắc Mê
Xây dựng khung giá rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Từ tháng 08/2021 đến tháng 12/2021, Trung tâm tài nguyên và môi trường lâm nghiệp hợp tác cùng với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang thực hiện dự án: “Xây dựng khung giá rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang”, với quy mô trên diện tích rừng nằ
Xây dựng định giá rừng và khung giá cho từng loại rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Từ tháng 06/2021 đến tháng 12/2021, Trung tâm tài nguyên và môi trường lâm nghiệp đã hợp tác với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái thực hiện dự án “Xây dựng định giá rừng và khung giá cho từng loại rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái”.
Xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2021, Trung tâm tài nguyên và môi trường lâm nghiệp đã hợp tác với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai thực hiện dự án “Xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”. Với quy mô của
Những ghi nhận mới của khu hệ Lưỡng cư tại tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Tài nguyên và môi trường lâm nghiêp, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Đại học Khoa học và công nghệ và Đại học Tự nhiên Việt Nam cùng hợp tác công bố những ghi nhận mới của khu hệ Lưỡng cư tại tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam.
Phát hiện và công bố một loài mới thuộc giống Nhái lùn (Vietnamophryne)
Các nhà khoa học Trung tâm Tài nguyên và môi trường lâm nghiệp, Đại học tự nhiên, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện động vật Nga và Viện động vật Đức cùng phát hiện đồng thời kết hợp công bố một loài mới cho khoa học.