Đánh giá trữ lượng các bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở thực hiện REDD+ ở Việt Nam

  12/08/2015

“Đánh giá trữ lượng các bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở thực hiện REDD+ ở Việt Nam”

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NHIỆM VỤ

1. Quy mô Nhiệm vụ.

1.1. Giới thiệu chung

- Tên Nhiệm vụ: “Đánh giá trữ lượng các bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở  thực hiện REDD+ ở Việt Nam”

- Cơ quan chủ quản:  Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Cơ quan quản lý:      Vụ khoa học Công nghệ và Môi trường

- Cơ quan chủ trì:                    Tổng cục Lâm nghiệp

- Tổ chức thực hiện:   Viện Điều tra, Quy hoạch rừng

- Đơn vị thực hiện:     Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm Nghiệp

- Chủ nhiệm:                Ths. Vũ Tiến Điển

1.2. Qui mô nhiệm vụ và thời gian thực hiện

1.2.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

- Trên phạm vi toàn quốc và phân theo 8 vùng sinh thái nông nghiệp.

- Đối tượng nghiên cứu là rừng và trữ lượng các bon rừng.

Đối tượng nghiên cứu là sinh khối, trữ lượng các bon rừng và lượng phát thải/hấp thụ khí CO2 từ các nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng; tăng cường chất lượng rừng và tăng diện tích rừng.

Đối với sinh khối và trữ lượng các bon rừng, các bể chứa được tính toán trong nhiệm vụ này bao gồm:

  • Các bon trong cây sống trên mặt đất
  • Các bon trong cây sống dưới mặt đất
  • Các bon trong lớp thảm mục
  • Các bon trong cây chết

Riêng đối với bể chứa các bon trong đất, có sự khác biệt rất lớn giữa trữ lượng Các bon trong bể chứa này theo các loại rừng khác nhau ở Việt Nam. Trữ lượng rất lớn phải kể đế là lượng than bùn ở các khu vực rừng tràm Nam Bộ, trong khi đó ở các loại rừng khác, trữ lượng lại không đáng kể. Mặt khác, đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam cũng như chưa có giá trị mặc định theo hướng dẫn của IPCC, do vậy, trữ lượng các bon trong bể chứa này chưa được tính. Đến khi nào có hướng dẫn của IPCC hoặc có nghiên cứu thực hiện ở Việt Nam, bể chứa các bon này sẽ được tính toán, cập nhật.

1.2.2. Thời gian thực hiện:

Các nội dung của nhiệm vụ được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 11/2012 đến tháng 12/2014 (26 tháng).

2. Nhiệm vụ, mục tiêu hoàn thành công trình.

2.1. Mục tiêu

Nhiệm vụ nhằm đáp ứng ba mục tiêu sau:

1) Đánh giá được trữ lượng các bon rừng phục vụ tính toán tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính Việt Nam;

2) Xây dựng được đường phát thải cơ sở tạm thời cấp quốc gia;

3) Đề xuất định hướng ưu tiên và các giải pháp thực hiện REDD+ ở Việt Nam đến năm 2030.

2.2. Nội dung nghiên cứu

  1. Tính toán trữ lượng các bon rừng
  2. Tính trữ lượng các bon rừng trung bình cho từng trạng thái cho từng vùng theo thời điểm năm 1990, 1995, 2000, 2005, 2010
  3. Chuyển đổi hệ tọa độ bản đồ hiện trạng rừng và ảnh Landsat
  4. Nâng cấp chất lượng bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng
  5. Đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ
  6. Lập bản đồ các bon rừng qua các thời kỳ
  7. Xây dựng đường phát thải cơ sở tạm thời cấp quốc gia
  8. Đề xuất định hướng ưu tiên và các giải pháp thực hiện REDD+ tại Việt Nam

II. KẾT QUẢ Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA CÔNG TRÌNH

1. Hiệu quả kinh tế

Nhiệm vụ hoàn thành với khối lượng công việc rất lớn, đúng tiến độ, đạt hiệu quả về chất lượng sản phẩm. Kết quả của Nhiệm vụ có giá trị rất lớn và sẽ được sử dụng trong chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng trong các công trình liên quan đến Kiểm kê khí nhà kính; sử dụng trong các chương trình Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD) là một cơ chế được thiết kế để đền đáp về tài chính cho chủ rừng và người sử dụng rừng. Theo cơ chế này, các nước sẽ đo đếm và giám sát lượng phát thải CO2 từ mất rừng và suy thoái rừng trong phạm vi biên giới nước mình để đệ trình lên UNFCCC làm cơ sở chi trả tín chỉ các bon sau này.

2. Hiệu quả xã hội

Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích khi thực hiện REDD+, Việt Nam sớm đã có những bước tích cực nhằm thực hiện REDD+ và là một trong chín quốc gia đầu tiên được chọn để thí điểm Chương trình UN-REDD và cũng là một trong những nước đầu tiên nhận được phê duyệt cho Đề xuất: Sẵn sàng thực thi REDD+ (R-PIN) thuộc Quỹ đối tác Carbon trong Lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới (WB). Chính phủ Việt Nam, Chương trình UN-REDD và Ngân hàng Thế giới cùng phối hợp hỗ trợ sẵn sàng cho REDD+. Từ năm 2009, nhiều hoạt động đã được thực hiện tại Việt Nam để sẵn sàng tham gia vào cơ chế REDD+ trong tương lai.Trong năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập mạng lưới REDD+ quốc gia và Tổ công tác REDD+ nhằm tạo ra nhận thức về cơ chế REDD+ và xây dựng năng lực ở cấp quốc gia và cấp tỉnh để phối hợp hoạt động với các Bộ, cơ quan và các tổ chức quốc tế khác. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và thực hiện Nhiệm vụ “Đánh giá trữ lượng các bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở  thực hiện REDD+ ở Việt Nam”.

Nhiệm vụ đã phần nào đáp ứng được Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng (REDD+)” tại Việt Nam; đáp ứng được một phấn trong Chiến lược thực hiện REDD+ và kế hoạch sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam.

 

3. Góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới

Ngày 16 tháng 12 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án “Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020”. Trong đó, lĩnh vực Lâm nghiệp được giao nhiệm vụ thực hiện hàng loạt các hoạt động như trồng rừng, xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng, sử dụng bền vững tài nguyên rừng … nhằm giảm phát thải đến 1.371 triệu tấn CO2. Các hoạt động phải đươc thực hiện trên quan điểm giảm phát thải nhưng vẫn đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và hòa nhập vào các tiến trình quốc tế.

Để hoàn thành nhiệm vụ trên, Việt Nam cần có những nghiên cứu toàn quốc nhằm đánh giá thực trạng quá trình diễn biến tài nguyên rừng mà cụ thể là trữ lượng các bon trong quá khứ. Diễn biến về trữ lượng các bon trong quá khứ cần được phân tích một cách tổng hợp với các khía cạch như tác động của sự phát triển kinh tế, các chính sách lâm nghiệp, hay tập tục canh tác …Kết quả diễn biến trữ lượng các bon và sự phân tích sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các định hướng, giải pháp giúp ngành lâm nghiệp đạt được chỉ tiêu giảm phát thải đề ra.

So với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam có ưu điểm đã thực hiện Chương trình theo dõi đánh giá diễn biến tài nguyên rừng 5 năm 1 lần từ năm 1990 đến nay. Nguồn số liệu điều tra trữ lượng gỗ các ô sơ cấp và ảnh vệ tinh toàn quốc tại từng thời điểm là tài liệu quý giá giúp Việt Nam đánh giá quá trình diễn biến tài nguyên và trữ lượng các bon rừng. Hơn nữa, tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về việc ước lượng trữ lượng các bon cho các trạng thái rừng. Chính vì vậy, Việt Nam có cơ sở để xây dựng đường phát thải cơ sở tạm thời cấp quốc gia làm cơ sở thực hiện Chương trình REDD quốc gia cũng như tham gia đàm phán tín chỉ các bon trên thị trường quốc tế. Do đó, kết quả thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá trữ lượng các bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở  thực hiện REDD+ ở Việt Nam” là cơ sở khả thi thực hiện Chương trình REDD quốc gia cũng như tham gia đàm phán tín chỉ các bon trên thị trường quốc tế.

Nhiệm vụ đã hoàn thành và đạt được các kết quả đáp ứng yêu cầu đề ra như:

Hệ thống bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng và toàn quốc các giai đoạn 1990, 1995, 2000, 2005 và 2010 đã được nâng cấp chất lượng trên cơ sở công nghệ Viễn thám và GIS đã đảm bảo độ chính xác và yêu cầu của UNFCCC (tính rõ ràng, có thể so sánh và đảm bảo độ chính xác) để sử dụng tính dữ liệu hoạt động, đầu vào của việc tính toán lượng phát thải/hấp thụ từ các nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng, tăng cường chất lượng rừng cho các vùng sinh thái nông nghiệp và trên phạm vi toàn quốc qua các thời kỳ.

Hệ thống ô sơ cấp các chu kỳ đã được thu thập, xử lý, lọc và chọn ra hệ thống ô của chu kỳ 4 làm cơ sở cho việc tính toán hệ số phát thải cho các loại biến động rừng qua các thời kỳ, qua đó tính được lượng phát thải/hấp thụ, phục vụ xây dựng đường phát thải cơ sở tạm thời cấp quốc gia.

Trữ lượng các bon rừng đã được tính cho từng trạng thái theo từng vùng và tổng hợp lên toàn quốc trên cơ sở việc sử dụng các nghiên cứu đã được kiểm chứng, áp dụng ở Việt Nam và theo hướng dẫn của IPCC, đảm bảo tính nhất quán và độ chính xác để tính tổng lượng phát thải/hấp thụ khí CO2 trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 1990 – 2010.

Tổng lượng phát thải/hấp thụ khí CO2 từ các nguy cơ suy thoái rừng, mất rừng, tăng cường chất lượng rừng, tăng diện tích rừng đã được tính toán trên cơ sở kết quả dữ liệu hoạt động, hệ số phát thải đảm bảo theo yêu cầu của UNFCCC và hướng dẫn của IPCC. Kết quả cho thấy, lượng phát thải ròng bình quân 1 năm trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 1990 – 2010 là khoảng 11,5 triệu tấn CO2, trong đó, tổng lượng phát thải bình quân 1 năm là trên 53,8 triệu tấn CO2, tổng lượng hấp thụ bình quân 1 năm là xấp xỉ 42,3 triệu tấn CO2.

Đường phát thải cơ sở tạm thời cấp quốc gia đã được xây dựng trên cơ sở tổng lượng phát thải ròng trong quá khứ và đã được điều chỉnh theo bối cảnh cụ thể của Việt Nam để xác định xu hướng phát thải trong tương lai. Đây chính là cơ sở cho các tiến trình đàm phán về tín chỉ các bon trên thị trường quốc tế của Việt Nam. Kết quả cho thấy, lượng phát thải ròng khí CO2 từ các nguy cơ suy thoái rừng, mất rừng, tăng cường chất lượng rừng, tăng diện tích rừng ở Việt Nam có xu thế giảm và sẽ giảm mạnh hơn trong tương lại khi kế hoạch bảo vệ phát triển rừng các cấp cũng như khi đề án tái cơ cấu ngành Lâm Nghiệp được triển khai thực hiện một cách có hiệu quả ở Việt Nam.

Những định hướng ưu tiên và các giải pháp thực hiện REDD+ ở Việt Nam đã được đề xuất trong nhiệm vụ này trên cơ sở đánh giá khả năng và sự sẵn sàng tham gia thực hiện REDD+ của nước ta. Đây sẽ là cơ sở tham mưu cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà ra quyết định trong tiến trình thực hiện REDD+ của Việt Nam trong thời gian tới.

Nhiệm vụ đã được hoàn thành với khối lượng sản phẩm của rất lớn về: báo cáo tổng kết nhiệm vụ; báo cáo chuyên đề phân tích đánh giá; cơ sở dữ liệu; hệ thống bản đồ; hệ thống ảnh vệ tinh được chuẩn hóa, …

Kết quả của Nhiệm vụ đã góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành, cũng như góp phần mang lại các hiệu quả về kinh tế - xã hội khác

Sản phẩm của nhiệm vụ bao gồm:

  1. Báo Cáo chính

TT

Nội dung

Sản phẩm theo kế hoạch

Sản phẩm hoàn thành

1

Báo cáo “Đánh giá trữ lượng các bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở  thực hiện REDD+ ở Việt Nam”

1

1

2

Báo cáo tóm tắt “Đánh giá trữ lượng các bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở  thực hiện REDD+ ở Việt Nam”

1

1

  1. Báo cáo chuyên đề

TT

Nội dung

Sản phẩm theo kế hoạch

Sản phẩm hoàn thành

1

Báo cáo “Nghiên cứu phương pháp xây dựng đường phát thải cơ sở của IPCC”

1

1

2

Báo cáo “Tìm hiểu cách thức xây dựng đường phát thải cơ sở đã được áp dụng tại một số quốc gia”

1

1

3

Báo cáo “Phân tích khả năng áp dụng xây dựng đường phát thải cơ sở tại Việt Nam cho từng bước công việc"

1

1

4

Báo cáo “Khung các bước công việc xây dựng đường phát thải cơ sở thích ứng cho Việt Nam”

1

1

5

Báo cáo “Phân tích và quyết định cách xác định trữ lượng các bon cho các bể chứa khác nhau cho các trạng thái rừng đã được nghiên cứu”

1

1

6

Báo cáo “Phân tích và quyết định cách xác định trữ lượng các bon cho các bể chứa khác nhau cho các trạng thái rừng chưa được nghiên cứu tại Việt Nam”

1

1

7

Báo cáo “Hài hòa hóa hệ thống phân loại chu kỳ 1và Thông tư 34”

1

1

8

Báo cáo “Hài hòa hóa hệ thống phân loại chu kỳ 2và Thông tư 34”

1

1

9

Báo cáo “Hài hòa hóa hệ thống phân loại chu kỳ 3và Thông tư 34”

1

1

10

Báo cáo “Hài hòa hóa hệ thống phân loại chu kỳ 4và Thông tư 34”

1

1

11

Báo cáo "Xử lý số liệu ô sơ cấp 4 chu kỳ"

1

1

12

Báo cáo “Trữ lượng các bon trung bình cho các trạng thái rừng”

1

1

13

Báo cáo “kết quả chuẩn hóa bản đồ hiện trạng rừng và ảnh landsat”

1

1

14

Báo cáo “Đánh giá diễn biến rừng vùng Đông Bắc Bộ”

1

1

15

Báo cáo “Đánh giá diễn biến rừng vùng Tây Bắc”

1

1

16

Báo cáo “Đánh giá diễn biến rừng vùng Bắc Trung Bộ”

1

1

17

Báo cáo “Đánh giá diễn biến rừng vùng đồng bằng Sông Hồng”

1

1

18

Báo cáo “Đánh giá diễn biến rừng vùng Tây Nguyên”

1

1

19

Báo cáo “Đánh giá diễn biến rừng vùng duyên hai Nam Trung bộ”

1

1

20

Báo cáo “Đánh giá diễn biến rừng vùng Đông Nam Bộ”

1

1

21

Báo cáo “Đánh giá diễn biến rừng vùng Tây Nam Bộ”

1

1

22

Báo cáo "Nâng cấp chất lượng bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng và toàn quốc" 5 giai đoạn

1

1

23

Báo cáo “Đánh giá độ chính xác của bản đồ hiện trạng rừng”

1

1

24

Báo cáo "Bản đồ trữ lượng các bon vùng và toàn quốc" 5 giai đoạn

1

1

25

Báo cáo “Phương pháp và quá trình tính trữ lượng các bon rừng Việt Nam giai đoạn 1989-2010”

1

1

26

Báo cáo "Đường phát thải cơ sở tạm thời quốc gia"

1

1

27

Báo cáo "Phân tích sự thay đổi trữ lượng các bon theo vùng sinh thái và toàn quốc"

1

1

28

Báo cáo "Đánh giá quá trình thực hiện REDD+ tại Việt Nam"

1

1

29

Báo cáo "Phân tích tác động của REDD+ về các mặt: kinh tế, môi trường và xã hội"

1

1

30

Báo cáo "Đánh giá về năng lực thực hiện REDD+ tại Việt Nam"

1

1

31

Báo cáo “Định hướng ưu tiên và giải pháp thực hiện REDD+ tại Việt Nam”

1

1

  1. Bản đồ

TT

Nội dung

Sản phẩm theo kế hoạch

Sản phẩm hoàn thành

I

Bản đồ cấp vùng tỷ lệ 1:250.000

1

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Đông Bắc năm 1990

1

1

2

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Đông Bắc năm 1995

1

1

3

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Đông Bắc năm 2000

1

1

4

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Đông Bắc năm 2005

1

1

5

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Đông Bắc năm 2010

1

1

6

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Tây Bắc năm 1990

1

1

7

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Tây Bắc năm 1995

1

1

8

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Tây Bắc năm 2000

1

1

9

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Tây Bắc năm 2005

1

1

10

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Tây Bắc năm 2010

1

1

11

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Bắc trung bộ năm 1990

1

1

12

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Bắc trung bộ năm 1995

1

1

13

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Bắc trung bộ năm 2000

1

1

14

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Bắc trung bộ năm 2005

1

1

15

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Bắc trung bộ năm 2010

1

1

16

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng đồng bằng Sông Hồng năm 1990

1

1

17

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng đồng bằng Sông Hồng năm 1995

1

1

18

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng đồng bằng Sông Hồng năm 2000

1

1

19

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng đồng bằng Sông Hồng năm 2005

1

1

20

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng đồng bằng Sông Hồng năm 2010

1

1

21

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Tây Nguyên năm 1990

1

1

22

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Tây Nguyên năm 1995

1

1

23

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Tây Nguyên năm 2000

1

1

24

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Tây Nguyên năm 2005

1

1

25

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Tây Nguyên năm 2010

1

1

26

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 1990

1

1

27

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 1995

1

1

28

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2000

1

1

29

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2005

1

1

30

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2010

1

1

31

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Đông Nam Bộ năm 1990

1

1

32

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Đông Nam Bộ năm 1995

1

1

33

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Đông Nam Bộ năm 2000

1

1

34

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Đông Nam Bộ năm 2005

1

1

35

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Đông Nam Bộ năm 2010

1

1

36

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Tây Nam Bộ năm 1990

1

1

37

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Tây Nam Bộ năm 1995

1

1

38

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Tây Nam Bộ năm 2000

1

1

39

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Tây Nam Bộ năm 2005

1

1

40

Bản đồ hiện trạng rừng theo vùng Tây Nam Bộ năm 2010

1

1

II

Bản đồ cấp toàn quốc, tỷ lệ 1:1.000.000

1

Bản đồ hiện trạng rừng theo toàn quốc năm 1990

1

1

2

Bản đồ hiện trạng rừng theo toàn quốc năm 1995

1

1

3

Bản đồ hiện trạng rừng theo toàn quốc năm 2000

1

1

4

Bản đồ hiện trạng rừng theo toàn quốc năm 2005

1

1

5

Bản đồ hiện trạng rừng theo toàn quốc năm 2010

1

1

6

Bản đồ trữ lượng các bon rừng toàn quốc năm 1990

1

1

7

Bản đồ trữ lượng các bon rừng toàn quốc năm 1995

1

1

8

Bản đồ trữ lượng các bon rừng toàn quốc năm 2000

1

1

9

Bản đồ trữ lượng các bon rừng toàn quốc năm 2005

1

1

10

Bản đồ trữ lượng các bon rừng toàn quốc năm 2010

1

1

  1. Số liệu:

TT

Nội dung

Sản phẩm theo kế hoạch

Sản phẩm hoàn thành

1

Số liệu trữ lượng gỗ trung bình/ha cho từng trạng thái rừng theo vùng sinh thái

8 vùng

8 vùng

2

Số liệu trữ lượng các bon trung bình cho các trạng thái rừng theo vùng sinh thái

8 vùng

8 vùng

3

Số liệu diện tích các loại đất loại rừng phân theo vùng sinh thái theo các thời kỳ 1990, 1995, 2000, 2005 và 2010

8 vùng/4 thời kỳ

8 vùng/4 thời kỳ

4

Số liệu diện tích các loại đất loại rừng toàn quốc theo các thời kỳ 1990, 1995, 2000, 2005 và 2010

8 vùng/4 thời kỳ

8 vùng/4 thời kỳ

5

Số liệu diễn biến các loại đất loại rừng phân theo vùng sinh thái theo các thời kỳ 1990 – 1995, 1996 – 2000, 2001 – 2005, 2006 – 2010.

8 vùng/4 thời kỳ

8 vùng/4 thời kỳ

6

Số liệu tổng trữ lượng các bon toàn quốc theo các thời kỳ 1990, 1995, 2000, 2005 và 2010

8 vùng/4 thời kỳ

8 vùng/4 thời kỳ

7

Số liệu biến động trữ lượng các bon rừng phân theo vùng sinh thái theo các thời kỳ 1990 – 1995, 1996 – 2000, 2001 – 2005, 2006 – 2010.

8 vùng/4 thời kỳ

8 vùng/4 thời kỳ

8

Số liệu hoạt động cho từng vùng sinh thái theo giai đoạn 1990 – 1995, 1996 – 2000, 2001 – 2005, 2006 – 2010.

8 vùng /4giai đoạn

8 vùng /4giai đoạn

9

Số liệu hệ số phát thải cho từng vùng sinh thái theo giai đoạn 1990 – 1995, 1996 – 2000, 2001 – 2005, 2006 – 2010.

8 vùng /4giai đoạn

8 vùng /4giai đoạn

10

Tổng lượng phát thải/hấp thụ cho từng vùng sinh thái và toàn quốc theo giai đoạn 1990 – 1995, 1996 – 2000, 2001 – 2005, 2006 – 2010.

8 vùng /4giai đoạn

8 vùng /4giai đoạn

11

Tổng lượng phát thải ròng cho từng vùng sinh thái và toàn quốc theo giai đoạn 1990 – 1995, 1996 – 2000, 2001 – 2005, 2006 – 2010.

8 vùng /4giai đoạn

8 vùng /4giai đoạn

  1. Ảnh vệ tinh đã được chuẩn hoá:

TT

Nội dung

Sản phẩm theo kế hoạch

Sản phẩm hoàn thành

1

Ảnh vệ tinh Landsat TM năm 1990

toàn quốc

toàn quốc

2

Ảnh vệ tinh Landsat TM năm 1995

toàn quốc

toàn quốc

3

Ảnh vệ tinh Landsat TM năm 2000

toàn quốc

toàn quốc

4

Ảnh vệ tinh Landsat 7-ETM+ năm 2005

toàn quốc

toàn quốc

5

Ảnh vệ tinh Landsat 8 năm 2010

toàn quốc

toàn quốc

 

 

 

 

Bình luận

Tin tức mới

Fanpage facebook
Bài viết xem nhiều

Đối tác





Bài viết mới nhất