Đăng nhập
Quy hoạch bảo tồn và phát triển VQG Hoàng Liên đến năm 2020
1.Tên dự án
Quy hoạch bảo tồn và phát triển VQG Hoàng Liên đến năm 2020
2. Đối tác của dự án
Vườn quốc gia Hoàng Liên - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai
3. Quy mô phạm vi thực hiện
- Khu vực vùng lõi VQG: có tổng diện tích 29.845ha
- Khu vực vùng đệm VQG: có diện tích 85.947ha.
4.Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện trong vòng 9 thàng, từ tháng 3 đến hết tháng 11 năm 2012
5.Mục tiêu dự án
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Hoàng Liên giai đoạn 2013 - 2020
6.Nội dung thực hiện
ĐIỀU TRA CƠ BẢN XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
1. Chuyên đề 1: Điều tra xây dựng bản đồ thảm thực vật rừng
- Rà soát bổ sung về sự phân bố, đặc điểm các hệ sinh thái rừng. Đánh giá tính đa dạng của các hệ sinh thái rừng về các mặt phân bố, cấu trúc, tổ thành, tái sinh và các đặc điểm khác của các hệ sinh thái làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái vật đặc trưng.
- Nắm được hiện trạng sử dụng đất trong vùng theo hệ thống phân loại sử dụng đất của ngành Tài nguyên và Môi trường làm cơ sở quy hoạch các công trình bảo tồn, du lịch sinh thái và các cở sở hạ tầng khác.
2. Chuyên đề 2: Phúc tra khu hệ thực vật rừng
- Đánh giá tính đa dạng sinh học của khu thực vật rừng, làm rõ giá trị tài nguyên thực vật, các loài thực vật quý hiếm, sự phân bố của chúng. Đồng thời, đánh giá các nhân tố tự nhiên làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển Vườn quốc gia và các phương án quản lý bảo vệ trong dự án.
- Rà soát bổ sung về sự phân bố, đặc điểm các hệ sinh thái rừng. Đánh giá tính đa dạng của các hệ sinh thái rừng về các mặt phân bố, cấu trúc, tổ thành, tái sinh và các đặc điểm khác của các hệ sinh thái làm cơ sở quy hoạch các phân khu chức năng, đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái vật đặc trưng.
3. Chuyên đề 3: Phúc tra khu hệ động vật rừng
Đánh giá bổ sung tính đa dạng sinh học của khu hệ động vật, tình hình phân bố, các giá trị tài nguyên động vật, xác định các loài động vật đặc hữu, loài bị đe dọa và phân bố của chúng làm cơ sở phân chia các phân khu chức năng và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ trong dự án.
4. Chuyên đề 4: Điều tra dân sinh kinh tế - xã hội
- Nắm được sự phân bố dân cư, tình hình kinh tế xã hội trong khu vực, phát hiện những ảnh hưởng của hoạt động KTXH tới rừng làm cơ sở cho việc đề xuất ranh giới khu bảo tồn.
- Đề xuất xây dựng phương án tối ưu về quy hoạch Vườn quốc gia liên quan đến các chương trình phát triển kinh tế xã hội trong vùng, đồng thời giảm tới mức tối thiểu các tác động tiêu cực của yếu tố kinh tế xã hội tới Vườn quốc gia.
- Điều tra đánh giá tình hình quản lý bảo vệ rừng, phục hồi phát triển rừng, đầu tư xây dựng Vườn quốc gia.
5. Chuyên đề 5 : Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái
- Nắm được tình hình hoạt động của các đơn vị dịch vụ du lịch, nhà nghỉ dưỡng và các dịch vụ khác trong khu vực, phát hiện những ảnh hưởng (tích cực và hạn chế) của hoạt động này tới công tác bảo tồn thiên nhiên.
- Đánh giá được các giá trị tiềm năng đối với du lịch sinh thái làm cơ sở định hướng và đề xuất quy mô phát triển du lịch sinh thái của Vườn quốc gia trong giai đoạn mới.
III. KHẢO SÁT PHỤC VỤ QUY HOẠCH
1. Đánh giá công tác quản lý VQG
2. Xác định ranh giới và quy hoạch các phân khu chức năng
3. Khảo sát quy hoạch công trình hạ tầng và trang thiết bị
4. Đề xuất phạm vi ranh giới vùng đệm
5. Đề xuất quy hoạch phát triển du lịch sinh thái trong quy hoạch tổng thể.
IV. VIẾT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
1. Xác định mục tiêu bảo tồn của VQG
2. Phân tích tổng hợp các chuyên đề
3. Phân tích quy hoạch bảo tồn và phát triển VQG
4. Xây dựng các chương trình hoạt động
5. Đánh giá tác động môi trường chiến lược
7.Kết quả thu được ( Báo cáo, bản đồ, số liệu..)
1. Báo cáo
- Báo cáo Dự án quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Hoàng Liên giai đoạn 2013 - 2020: 10 bộ.
- Các báo cáo chuyên đề (các chuyên đề đóng chung thành 1 tập):6 tập
2. Bản đồ
Các loại bản đồ được làm trên nền bản đồ VN2000: 06 bộ
1) Bản đồ quy hoạch phát triển VQG, tỉ lệ 1/25.000
2) Các loại bản đồ chuyên đề:
- Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất VQG Hoàng Liên, tỉ lệ 1/25.000: 06 bộ.
- Bản đồ thảm thực vật rừng và phân bố các loài động, thực vật quí hiếm, tỉ lệ 1/25.000: 06 bộ.
- Bản đồ tiềm năng du lịch VQG Hoàng Liên, tỉ lệ 1/25.000: 06 bộ
- Bản đồ quy hoạch chi tiết cho Phân khu dịch vụ hành chính, tỷ lệ 1/10.000: 3 bộ
- Các bản đồ A3 kèm theo báo cáo
3. Bộ đĩa CD: 05 bộ đĩa CD gồm toàn bộ các báo cáo và bản đồ
8.Hình ảnh trong quá trình thực hiện dự án
Bình luận
Tin tức mới
Dự án "Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 – 2016" tại Tỉnh Hậu Giang
Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 – 2016 tại Tỉnh Hậu Giang
Theo dõi Ô định vị sinh thái rừng quốc gia số hiệu 199, tại tỉnh Đăk Lăk
Dự án theo dõi Ô định vị sinh thái rừng quốc gia số hiệu 199, tại tỉnh Đăk Lăk
Theo dõi Ô định vị sinh thái rừng quốc gia, số hiệu 169 và 161 tại tỉnh tỉnh Kon Tum
Dự án theo dõi Ô định vị sinh thái rừng quốc gia, số hiệu 169 và 161 tại tỉnh tỉnh Kon Tum
Dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 – 2016” tại Tỉnh An Giang
Dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 – 2016” tại Tỉnh An Giang
Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP) - thuộc chương trình giảm phác thải (ER-P) cho FCPF - Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020
Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh(PRAP) - thuộc chương trình giảm phác thải ( ER-P) cho FCPF - Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững chi tiết các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững chi tiết các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020
Giới thiệu phần mềm xuất CSDL hồ sơ quản lý rừng
Ngày 20/10/2015 vừa qua Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp đã xây dựng thành công phần mềm HSQLR giúp lập hồ sơ chủ rừng phục vụ công trình điều tra kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 – 2016
Đánh giá trữ lượng các bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở thực hiện REDD+ ở Việt Nam
“Đánh giá trữ lượng các bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở thực hiện REDD+ ở Việt Nam”
Dự án thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh vườn chim Đông Xuyên - xã Đông Tiên - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh
Dự án thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh vườn chim Đông Xuyên - xã Đông Tiên - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh
Đề án triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015
Triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR (dịch vụ môi trường rừng) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ; xác định được mức chi trả DVMTR và hệ số K dùng để điều chỉnh mức chi trả DVMTR cho phù hợp với các đặc điểm về loại rừng
Dự án quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp
Xây dựng cơ sở khoa học cho việc lựa chọn xác định loài cây trồng chủ lực để trồng rừng trong sản xuất lâm nghiệp tại các địa phương, vùng sinh thái lâm nghiệp và trên toàn quốc; nhằm phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từn
Dự án điều tra rừng tỉnh Lào Cai
Điều tra rừng nhằm thống kê được diện tích rừng, trữ lượng rừng, diện tích đất chưa có rừng theo trạng thái rừng, nguồn gốc rừng và mục đích sử dụng của từng chủ rừng, từng đơn vị hành chính và đơn vị quản lý rừng, làm cơ sở cho kiểm kê rừng.
Dự án Rừng và Đồng bằng
Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam (VFD) là một chương trình thực hiện trong 5 năm (2012-2017) được tài trợ bởi Tổ chức phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) với tổng vốn viện trợ không hoàn lại là 26.525.855 USD cho Việt Nam.
Dự án điều tra kiểm kê rừng tại tỉnh Hà Giang
Điều tra rừng nhằm thống kê được diện tích rừng, trữ lượng rừng, diện tích đất chưa có rừng theo trạng thái rừng, nguồn gốc rừng và mục đích sử dụng của từng chủ rừng, từng đơn vị hành chính và đơn vị quản lý rừng, làm cơ sở cho kiểm kê rừng.
Đối tác
Ghi nhận vùng phân bố mới của loài Ếch cua
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp hợp tác cùng với các nhà khoa học Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật đã vừa công bố những ghi nhận mới về loài Ếch cua (Loài ếch đặc biệt chỉ sống ở những khu rừng ngập mặn) trên tạp
Cóc mắt trường sơn – loài mới cho khoa học
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Đại học Khoa học và công nghệ và Viện Gen của Viêt Nam cùng với các nhà khoa học thuộc các nước Nga, Đức đã hợp tác nghiên cứu, phát hiện và công
Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn xã Giáp Trung - huyện Bắc Mê - tỉnh Hà Giang
Từ quý III năm 2020 đến quý IV năm 2020, Trung tâm tài nguyên và môi trường lâm nghiệp kết hợp cùng với Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Mê thực hiện dự án: “Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn xã Giáp Trung - huyện Bắc Mê - tỉn
Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn xã Đường Âm - huyện Bắc Mê - tỉnh Hà Giang
Từ quý III năm 2018 đến quý III năm 2019, Trung tâm tài nguyên và phát triển lâm nghiệp đã phối hợp cùng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Hà Giang thực hiện dự án: “Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn xã Đường Âm - huyện Bắc Mê
Xây dựng khung giá rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Từ tháng 08/2021 đến tháng 12/2021, Trung tâm tài nguyên và môi trường lâm nghiệp hợp tác cùng với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang thực hiện dự án: “Xây dựng khung giá rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang”, với quy mô trên diện tích rừng nằ
Xây dựng định giá rừng và khung giá cho từng loại rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Từ tháng 06/2021 đến tháng 12/2021, Trung tâm tài nguyên và môi trường lâm nghiệp đã hợp tác với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái thực hiện dự án “Xây dựng định giá rừng và khung giá cho từng loại rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái”.
Xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2021, Trung tâm tài nguyên và môi trường lâm nghiệp đã hợp tác với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai thực hiện dự án “Xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”. Với quy mô của
Những ghi nhận mới của khu hệ Lưỡng cư tại tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Tài nguyên và môi trường lâm nghiêp, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Đại học Khoa học và công nghệ và Đại học Tự nhiên Việt Nam cùng hợp tác công bố những ghi nhận mới của khu hệ Lưỡng cư tại tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam.
Phát hiện và công bố một loài mới thuộc giống Nhái lùn (Vietnamophryne)
Các nhà khoa học Trung tâm Tài nguyên và môi trường lâm nghiệp, Đại học tự nhiên, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện động vật Nga và Viện động vật Đức cùng phát hiện đồng thời kết hợp công bố một loài mới cho khoa học.