Xây dựng đường phát thải cấp quốc gia

  13/08/2015

XÂY DỰNG ĐƯỜNG PHÁT THẢI CẤP QUỐC GIA

Vũ Tiến Điển, Phạm Ngọc Bảy, Trần Thị Thu Hằng[1]

TÓM TẮT

Bài báo đề cập đến phương pháp xây dựng đường phát thải cấp quốc gia theo hướng dẫn của IPCC làm cơ sở để dự báo lượng phát thải và hấp thụ khí CO2 từ rừng thông qua dữ liệu quá khứ giai đoạn 1990 - 2010, từ đó xác định được nỗ lực của Việt Nam trong công tác quản lý bảo vệ rừng để giảm phát thải từ suy thoái và mất rừng cũng như tăng cường trữ lượng các bon rừng. Kết quả đã xây dựng được đường phát thải tham chiếurừng (FREL) và đường tham chiếurừng (FRL) riêng biệt. Đối với đường FREL, đường trung bình được sử dụng để mô phỏng cho lượng phát thải một các ổn định trong tương lai. Đối với đường FRL, đường hồi quy đã được sử dụng để mô tả sự thay đổi giảm tổng lượng phát thải/hấp thụ trong tương lai. Theo số liệu tính toán, tổng lượng phát thải/hấp thụ khí CO2 từ rừng trong giai đoạn từ 1990-2010 vào khoảng 230.704.451 tấn (tương được 11.535.223 tấn CO2/năm). Trong đó riêng lượng phát thải khoảng 1.076.668.279 tấn (tương đương 52.833.414 tấn/năm), hấp thụ khoảng 845.963.829 tấn (tương đương 42.298.191 tấn/năm).Kết quả cho thấy, trong giai đoạn 2005-2020, với những nỗ lực của chính phủ Việt Nam thông qua các chương trình, dự án, các cơ chế chính sách trong công tác bảo vệ và phát triển rừng đã làm cho lượng hấp thụ khí CO2 của rừng sẽ tăng lên cao hơn lượng phát thải.

1           ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên thế giới, các nước phát triển có tham gia vào cơ chế REDD+ sẽ được hưởng lợi từ kết quả giám sát lượng ước tính phát thải hoặc loại bỏ khí nhà kính có liên quan đến lâm nghiệp trong tương lai dựa trên các mức phát thải tham chiếu/mức tham chiếu (RELs/RLs) của mỗi nước. Hay nói cách khác, cần phải xây dựng RELs/RLs theo cơ chế REDD+. Mặt khác, lượng phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính sẽ được xác định một cách dễ dàng hay khó khăn tùy thuộc vào cách xây dựng RELs/RLs. Do đó, việc xây dựng các mức RELs/RLs là rất cần thiết để cho các công việc ước tính được minh bạch, thống nhất, chắc chắn và có độ chính xác cao nhất.

Chương trình REDD+ đòi hỏi phải xây dựng được đường phát thải cơ sở cho quốc gia, khu vực hay vùng dự án vì đây là cơ sở để dự báo phát thải CO2 từ rừng thông qua dữ liệu quá khứ, từ đó xác định được nỗ lực của từng nước, tỉnh, dự án trong việc quản lý bảo vệ rừng để giảm phát thải từ suy thoái và mất rừng; lượng giảm phát thải này sẽ biến thành tín chỉ Các bon và được chi trả. Phương pháp xây dựng đường FRELs/FRLs được tổ chức IPCC đưa ra và đã được giới thiệu vào Việt Nam thông qua hàng loạt các hội nghị, hội thảo, tập huấn khởi động REDD+. Ngoài yếu tố xã hội có tính thử thách khi tham gia REDD+ là làm thế nào để cải thiện quy hoạch sử dụng rừng, đất rừng, sinh kế thì yếu tố kỹ thuật cũng chứa đựng nhiều khó khăn, trong đó việc ước tính Các bon trong sinh khối rừng có thể tiến hành qua nghiên cứu, nhưng xây dựng FRELs/FRLs đòi hỏi có số liệu về diễn biến rừng trong quá khứ  ít nhất khoảng 10 năm và các yếu tố kinh tế xã hội, chính sách liên quan để thiết lập được mô hình mất rừng trong quá khứ khách quan, làm cơ sở dự báo.Điều này có nhiều thử thách về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu của chúng ta cũng như tính khách quan trong xác định các nhân tố ảnh hưởng vì dữ liệu quá khứ mất rừng sẽ làm cơ sở cho dự báo và tính toán lượng giảm phát thải nhờ bảo vệ và phát triển rừng trong tương lai và nó phải khách quan, có cơ sở khoa học và cần được IPCC chấp nhận mới được chi trả.

2                    MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1      Mục tiêu

Xây dựng được đường phát thải cơ sở tạm thời cấp quốc gia trên cơ sở số liệu diễn biến rừng trong quá khứ và số liệu các bon trung bình cho từng trạng thái rừng cho từng vùng sinh thái

2.2      Phạm vi, đối tượng và tư liệu áp dụng

2.2.1        Phạm vi áp dụng

Nhiệm vụ được thực hiện trên phạm vi toàn quốc và phân theo 8 vùng sinh thái nông nghiệp. Bao gồm: Vùng Tây Bắc, Vùng Đông Bắc, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc Trung Bộ, Vùng Nam Trung Bộ, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Tây Nam Bộ.

2.2.2        Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong nhiệm vụ này bao gồm:

  • Lượng phát thải từ nguy cơ suy thoái rừng và mất rừng

  • Lượng hấp thụ từ việc tăng cường trữ lượng các bon rừng (tăng diện tích rừng và tăng cường chất lượng rừng)

  • Loại khí nhà kính được tính là CO2.

Các bể chứa các bon được tính là:

  • Các bon trong cây sống trên mặt đất

  • Các bon trong cây sống dưới mặt đất

  • Các bon trong lớp thảm mục

  • Các bon trong cây chết

2.2.3        Tư liệu sử dụng

Hệ thống bản đồ hiện trạng rừng các giai đoạn 1900, 1995, 2000, 2005 và 2010 đã được dự án JICA xây dựng là cơ sở để chuẩn hoá, cập nhật nhằm nâng cấp chất lượng.

Hệ thống ảnh vệ tinh bao gồm: ảnh Landsat và ảnh SPOT được chụp chênh lệch không quá 1 năm so với các thời điểm 1900, 1995, 2000, 2005 và 2010 làm cơ sở để giải đoán, cập nhật nâng cấp chất lượng bản đồ hiện trạng rừng của JICA tại các thời điểm tương ứng. Kết quả nâng cấp bản đồ hiện trạng rừng các thời kỳ sẽ được sử dụng để chồng xếp, tính toán số liệu hoạt động phục vụ tính lượng phát thải/hấp thụ CO2 cho từng giai đoạn.

Hệ thống ô sơ cấp (kết quả điều tra của 4 chu kỳ theo dõi đánh giá diễn biến rừng do Viện Điều tra quy hoạch rừng thực hiện) sẽ được sử dụng để tính toán trữ lượng các bon rừng cho từng trạng thái theo từng vùng sinh thái nông nghiệp, từ đó tính toán được hệ số phát thải cho từng trạng thái rừng cũng như cho từng kiểu biến động trạng thái rừng làm cơ sở cho việc tính lượng phát thải/hấp thụ CO2 cho từng vùng rồi tổng hợp lên toàn quốc theo từng giai đoạn.

2.3      Nội dung, phương pháp

Để xây dựng đường FREL/FRLs cho nhiệm vụ này, phương pháp Stock Change sẽ được áp dụng trên cơ sở sự thay đổi về mặt sinh khối, trữ lượng các bon rừng qua các  thời kỳ. Phương pháp này được thực hiện khá dễ dàng với dữ liệu điều tra, kiểm kê rừng sẵn có, do đó khá phù hợp với điều kiện ở Việt Nam khi các chương trình theo dõi đánh giá diễn biến rừng với chu kỳ 5 năm một lần đã được thực hiện từ những năm 1990 trở lại đây. Chính vì vậy, mốc thời gian để xây dựng đường phát thải cơ sở cấp quốc gia sẽ được bắt đầu tính từ năm 1990 với khoảng thời gian giữa các thời điểm là 5 năm.

2.3.1        Lựa chọn việc xây dựng đường phát thải tham chiếu rừng/đường tham chiếu rừng (FREL/FRLs)

  • Mô hình ngoại suy áp dụng xây dựng đường FREL/FRLs

Trường hợp xu hướng lượng phát thải sẽ giảm dần trong tương lai: Với đặc điểm này, nếu đường FREL/FRLs lựa chọn theo giá trị trung bình trong quá khứ thì sẽ không phản ảnh đúng xu hướng giảm lượng phát thải trong tương lai vì lượng phát thải sẽ không thay đổi theo thời gian. Trong khi đó, việc lựa chọn mô hình hồi quy để mô phỏng lượng phát thải trong tương lai sẽ phản ánh đúng được xu hướng thay đổi giảm của lượng phát thải. Chính vì vậy, trong trường hợp này, mô hình hồi quy sẽ được áp dụng để ngoại suy xây dựng đường FREL/FRLs trong tương lai.

Trường hợp xu hướng lượng phát thải tương đối cân bằng qua các giai đoạn thì việc lựa chọn đường FREL/FRLs theo giá trị trung bình trong quá khứ sẽ phản ánh đúng xu hướng ổn định về lượng phát thải trong tương lai.

  • Phương pháp ngoại suy trong tương lai

Để dự tính tổng lượng phát thải ròng trong tương lai, chúng tôi sử dụng theo phương pháp của Brazil, cụ thể như sau:

Lượng giảm phát thải giai đoạn 2011 – 2015 sẽ được tính bằng giá trị trung bình của lượng giảm phát thải hai giai đoạn 2001 – 2005 và 2006 – 2010. Từ đó tính được tổng lượng phát thải giai đoạn 2011 – 2015.

 Lượng giảm phát thải giai đoạn 2016 – 2020 sẽ được tính bằng giá trị trung bình của lượng giảm phát thải hai giai đoạn 2006 – 2010 và 2011 – 2015. Từ đó tính được tổng lượng phát thải giai đoạn 2016 – 2020.

  • Phương pháp tiếp cận tính số liệu hoạt động và hệ số phát thải

Với điều kiện về cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng đã được xây dựng ở Việt Nam qua các giai đoạn, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận thứ 3 cho việc tính toán các dữ liệu hoạt động trên cơ sở hệ thống bản đồ HTR đã được nâng cấp chất lượng bằng hệ thống ảnh vệ tinh

Đối với việc tính hệ số phát thải, phương pháp tiếp cận thứ 3 được ưu tiên áp dụng cho các trạng thái rừng ở các vùng đã có các nghiên cứu xây dựng mô hình tính toán trữ lượng các bon rừng và đã được kiểm chứng ở Việt Nam. Các trạng thái của vùng nào chưa có mô hình, chúng tôi sử dụng phương pháp tính áp dụng chung ở Việt Nam (phương pháp tiếp cận thứ 2). Nếu còn trạng thái nào chưa có nghiên cứu mô hình ở Việt Nam, chúng tôi sẽ sử dụng giá trị mặc định của IPCC ở cấp quy mô lục địa (phương pháp tiếp cận thứ nhất).

  • Xây dựng đường phát thải cơ sở tạm thời cấp quốc gia.

Sử dụng công nghệ viễn thám và GIS xác định dữ liệu đầu vào như: Hệ thống bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất các thời kỳ, phân tích không gian xác định biến động rừng và sử dụng đất trong quá khứ như: Thoái hóa rừng, mất rừng, tăng cường chất lượng rừng và tăng diện tích rừng

Sử dụng các hệ số phát thải cho việc thoái hóa rừng, mất rừng và các hoạt động tăng cường chất lượng rừng đã được tính ở trên làm cơ sở xác định tổng lượng phát thải.

Tính tổng lượng phát thải/hấp thụ trong qua khứ bao gồm:

  • Lượng phát thải do mất rừng = Số liệu diện tích mất rừng X hệ số phát thải mất rừng.

  • Lượng phát thải do suy thoái rừng = Số liệu diện tích suy thoái rừng X hệ số phát thải suy thoái rừng.

  • Lượng hấp thụ do tăng trưởng rừng = Số liệu diện tích tăng cường chất lượng rừng X hệ số phát thải tăng cường chất lượng rừng.

  • Lượng hấp thụ do tăng diện tích rừng = Số liệu diện tích rừng tăng X hệ số phát thải tăng diện tích rừng.

Sử dụng phương pháp phân tích mô phỏng đường phát thải trong quá khứ thông qua kết quả tính toán tổng lượng phát thải ròng trong quá khứ.

Dựa vào kết quả phân tích xu hướng diễn biến rừng trong tương lại (đặc biệt là sự ảnh hưởng đến tiềm năng phát thải từ rừng), tiến hành điều chỉnh đường phát thải trong quá khứ để xây dựng đường phát thải cơ sở cấp quốc gia.

3           KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1      Ước tính phát thải lịch sử

3.1.1        Số liệu hoạt động

Trên cơ sở hệ thống bản đồ hiện trạng rừng của từng vùng, từng giai đoạn, ma trận biến động diện tích các loại đất loại rừng các vùng theo các thời kỳ được tính toán thông qua việc chồng xếp bản đồ, từ đó xác định được số liệu hoạt động của từng vùng. Như vậy, mỗi vùng có 4 ma trận thể hiện số liệu hoạt động cho 4 giai đoạn: 1990 – 1995, 1995 – 2000, 2000 – 2005, 2005 -2010. Bảng dưới đâyminh hoạ cho kết quả tính số liệu hoạt động vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 1990 – 1995.

 

Bảng 1: Ma trận biến động diện tích các loại đất loại rừng vùng BTB thời kỳ 1990-1995

Đơn vị: ha

Trong đó:

Số hiệu từ 1 – 17 là mã hóa của các trạng thái rừng và sử dụng đất theo quy định trong thang phân loại đã được hài hoà hoá(phụ lục 1)..

Màu đỏ thể hiện số liệu mất rừng; màu tím thể hiện số liệu diện tích suy thoái rừng; màu xanh lá cây thể hiện số liệu tăng cường chất lượng rừng; màu xanh nhạt thể hiện số liệu tăng cường chất lượng rừng của vùng này trong giai đoạn 1990 – 1995.

1.1.1        Hệ số phát thải

Hệ số phát thải được tính trên cơ sở trữ lượng các bon trung bình của từng trạng thái qua từng thời kỳ theo từng vùng.

Dưới đây là một bảng ma trận hệ số phát thải minh hoạ cho vùng Bắc trung bộ giai đoạn 1990 – 1995.

Bảng 2: Hệ số phát thải vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 1990 – 1995

Đơn vị: Tấn CO2

Trong đó:

Số hiệu từ 1 – 17 là mã hóa của các trạng thái rừng và sử dụng đất theo quy định trong thang phân loại đã được hài hoà hoá(phụ lục 1).

Các ô có dấu (+) thể hiện hệ số phát thải của việc thay đổi trạng thái rừng làm giảm lượng tín chỉ các bon rừng (mất rừng và suy thoái rừng). Các ô có dấu (-) thể hiện hệ số hấp thụ của việc thay đổi trạng thái rừng làm tăng lượng tín chỉ các bon rừng (tăng cường chất lượng rừng, tạo rừng mới)

1.1.1        Đường phát thải cơ sở tạm thời cấp quốc gia

Việc tính tổng lượng phát thải/hấp thụ của rừng được thực hiện theo từng vùng sinh thái nông nghiệp qua các thời kỳ 1990 – 1995, 1995 – 2000, 2000 – 2005 và 2005 – 2010 sau đó tổng hợp lên toàn quốc. Kết quả được thể hiện ở bảng sau

Bảng 3: Tổng lượng hấp thụ và phát thải khí CO2 ở các vùng theo các thời kỳ

Đơn vị: Tấn CO2

Phát thải

255.196.509

258.566.906

279.176.399

220.912.542

- Mất rừng

144.335.833

145.659.074

174.427.788

141.470.637

- Suy thoái rừng

110.860.677

112.907.832

104.748.611

79.441.905

Hấp thụ

-162.213.993

-196.442.224

-239.940.925

-240.927.713

-Tăng cường chất lượng rừng

-59.635.092

-67.496.752

-61.338.486

-72.740.650

- Thêm rừng

-102.578.901

-128.945.472

-178.602.439

-168.187.067

Tổng

92.982.516

62.124.682

39.235.475

-20.015.171

Kết quả tính tổng lượng phát thải ở trên cho thấy, lượng phát thải ròng bình quân 1 năm trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 1990 – 2010 khoảng 2,4 triệu tấn các bon (tương đương 8,7 triệu tấn CO2). Trong đó, tổng lượng phát thải bình quân trên một năm là trên 13,8 triệu tấn các bon (tương đương 50,7 triệu tấn CO2/năm, trong đó từ mất rừng khoảng 30,3 triệu tấn CO2/năm và 20,4 triệu tấn CO2e/năm từ suy thoái rừng). Tổng lượng hấp thụ bình quân trên một năm khoảng 11,4 triệu tấn Các bon (tương đương 42 triệu tấn CO2, trong đó hấp thụ từ tăng cường chất lượng rừng là 13,1 triệu tấn CO2 và khoảng 28,9 triệu tấn CO2 từ thêm rừng).

            Trong 8 vùng có 4 vùng phát thải ròng các bon trong giai đoạn từ 1990-2010. Trong đó vùng Tây Nguyên là lớn nhất, trên 1,6 triệu tấn các bon (tương đương 5,9 triệu tấn CO2. Tiếp theo là vùng Nam Trung Bộ, tổng lượng phát thải ròng bình quân trên một năm khoảng 1,3 triệu tấn các bon (tương đương 4,9 triệu tấn CO2), kế tiếp là vùng Đông Nam Bộ với tổng lượng phát thải ròng bình quân trên một năm khoảng 0,5 triệu tấn các bon (tương đương 1,7 triệu tấn CO2) và thấp nhất là vùng vùng Đồng bằng sông Hồng với bình quân phát thải khoảng 0,7 triệu tấn CO2/năm trong giai đoạn từ 1990-2010. Các vùng còn lại là Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây nam Bộ đều hấp thụ cán bon, trong đó cao nhất là vùng Tây Bắc bình quân mỗi năm hấp thụ 1,9 triệu tấn CO2, tiếp đến vùng Đông Bắc bình quân mỗi năm hấp thụ 1,6 triệu tấn CO2, vùng Bắc Trung Bộ bình quân mỗi năm hấp thụ 0,3 triệu tấn và cuối cùng là vùng Tây Nam Bộ bình quân mỗi năm hấp thụ 0,02 triệu tấn CO2.

1.1.1        Đường phát thải cơ sở

Trên cơ sở số liệu về phát thải, hấp thụ và phát thải ròng từ số liệu diễn biến rừng, hệ số phát thải trong quá khứ với mốc thời gian bắt đầu từ 1990-2010,việc xây dựng đường xu hướng diễn biến lượng phát thải/hấp thụ khí CO2 trong các giai đoạn tiếp theo cho kết quả như sau:

  • Đường FRELs

Kết quả tính tổng lượng phát thải từ nguy cơ suy thoái rừng và mất rừng khoảng trên phạm vi toàn quốc là 1.038 triệu tấn CO2 trong 4 chu kỳ. Trung bình xấp xỉ 253,5 triệu tấn/chu kỳ và 12,8 triệu tấn/năm. Biểu đồ dưới đây cho thấy tổng lượng phát thải trong 4 chu kỳ không có sự chênh lệch lớn. Cao nhất là giai đoạn 2000 – 2005 với tổng lượng phát thải là khoảng 279,2 triệu tấn, giai đoạn 2006 – 2010 có tổng lượng phát thải thấp nhất, khoảng 220,9 triệu tấn. Chính vì vậy, để ngoại suy mức phát thải trong tương lai chúng tôi đã chọn đường trung bình để xây dựng đường phát thải cơ sở cấp quốc gia. Kết quả thể hiện ở hình dưới đây

Hình 2: Đường FREL cấp quốc gia

  • Đường FRLs

Kết quả tính tổng lượng phát thải ròng trong quá khứ (cả phát thải lẫn hấp thụ) trên phạm vi toàn quốc 4 chu kỳ cho thấy, tổng lượng phát thải ròng có xu hướng giảm dần theo thời gian. Với đặc điểm này, nếu đường FRLs lựa chọn theo giá trị trung bình trong quá khứ thì sẽ không phản ảnh đúng xu hướng giảm lượng phát thải trong tương lai vì lượng phát thải sẽ không thay đổi theo thời gian. Trong khi đó, việc lựa chọn mô hình hồi quy để mô phỏng lượng phát thải trong tương lai sẽ phản ánh đúng được xu hướng thay đổi giảm của lượng phát thải. Chính vì vậy, để mô phỏng sự thay đổi này, chúng tôi đã chọn mô hình hồi quy.

Qua nghiên cứu phương trình hồi quy theo số liệu phát thải ròng qua các giai đoạn, chúng tôi xác định được đường FRLs theo dạng Logarit y = -7E+07ln(x) + 1E+08 có hệ số tương quan R2 = 0,8639. Thể hiện ở hình sau:

Hình 3: Đường FRLs trong quá khứ

 

Theo kết quả thể hiện trên hình, lượng phát thải ròng trên phạm vi toàn quốc có xu hướng giảm từ năm 1990 trở lại đây, trong đó giảm mạnh là giai đoạn 2000 – 2010. Đây là giai đoạn thực hiện chương trình 661 – trồng mới 5 triệu ha rừng, chính vì vậy hiệu quả của chương trình đã phát huy tác dụng một cách rõ rệt khi nhiều diện tích rừng trồng mới đã được hình thành, đặc biệt là khả năng phục hồi rừng của các đối tượng được đầu tư khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh. Bên cạnh đó, công tác quản lý bảo vệ rừng cũng được tăng cường đã không những hạn chế nhiều tác động dẫn đến việc suy thoái rừng mà còn làm tăng chất lượng rừng từ đó góp phần làm giảm lượng phát thải từ rừng so với các thời kỳ trước.

Để có thể xác định lượng phát thải/hấp thụ trong thời gian tới làm cơ sở cho việc xây dựng đường FRELs/FRLs trong tương lai, chúng tôi áp dụng cách tính của Brazil để ước tính lượng phát thải/hấp thụ trong các giai đoạn 2011 – 2015 và 2016 – 2020 qua đó xây dựng được đường FRLs cấp quốc gia tính đến năm 2020. Kết quả thể hiện ở hình sau:

Hình 4: Đường FRLs cấp quốc gia

Kết quả tính lượng phát thải trên phạm vị toàn quốc cho thấy, tổng lượng hấp thụ trong giai đoạn 2011 – 2015 được ước tính khoảng 61,1 triệu tấn CO2, giảm 41,1 triệu tấn so với giai đoạn 2006-2010.

  Tổng lượng hấp thụ giai đoạn 2016-2020 được ước tính vào khoảng 111,2 triệu tấn, với lượng giảm phát thải so với giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 50,2 triệu tấn CO2.

Như vậy, trong quá khứ, giai đoạn 1990 – 2010, đường FRLs được thể hiện bằng đường có màu xanh lam với phương trình tương quan là y = -7E+07ln(x) + 1E+08 có hệ số tương quan là R2 = 0,8639.

Đến giai đoạn 2011 – 2015, đường FRLs được thể hiện bằng đường có màu đỏ đậm nét liền với phương trình tương quan là là y = -9E+07ln(x) + 1E+08 có hệ số tương quan là R2 = 0,8723.

Đến giai đoạn 2016 – 2020, đường FRLs được thể hiện bằng đường có màu tím nét liền với phương trình tương quan là y = -1E+08ln(x) + 1E+08  có hệ số tương quan là R2 = 0,8688.

Kết quả cho thấy, trong giai đoạn 2005-2020, với những nỗ lực của chính phủ Việt Nam thông qua các chương trình, dự án, các cơ chế chính sách trong công tác bảo vệ và phát triển rừng đã làm cho lượng hấp thụ khí CO2 của rừng sẽ tăng lên cao hơn lượng phát thải. Vì vậy, rừng trong giai đoạn này sẽ đóng vai trò lớn trong việc làm giảm phát thải khí nhà kính, từ đó đảm bảo mục tiêu giảm phát thải trong ngành Nông nghiệp của nước ta.

4          KẾT LUẬN

Báo cáo đã tính toán được số liệu hoạt động, trên cơ sở ma trận biến động diện tích các loại đất loại rừng của các thời kỳ với mốc thời gian đầu từ 1990 đến 2010 và được chia theo 4 chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài 5 năm theo mốc chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng ở Việt Nam.

Đã tính toán được tổng lượng phát thải, hấp thụ, phát thải ròng trong quá khứ theo từng chu kỳ ở từng vùng tổng hợp lên toàn quốc. Theo số liệu tính toán tổng lượng phát thải khí CO2 từ rừng trong giai đoạn từ 1990-2010 vào khoảng 230.704.451 tấn (tương được 11.535.223 tấn CO2/năm). Trong đó riêng tổng lượng phát thải khoảng 1.076.668.279 tấn (tương đương 52.833.414 tấn/năm), hấp thụ khoảng 845.963.829 tấn (tương đương 42.298.191 tấn/năm).

Xây dựng đường xu hướng diễn biến lượng phát thải trong tương lai trên cơ sở số liệu phát thải tham khảo trong quá khứ với hai lựa chọn là đường RLs và RELs. Ban đầu lựa chọn đường trung bình làm đường tham chiếu cho phát thải từ 4 hoạt động bao gồm mất rừng, suy thoái rừng, tăng cường chất lượng rừng và thêm rừng ở Việt Nam.

5        TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tài liệu tiếng Việt

  1. FIPI. 1995. Sổ tay điều tra qui hoạch rừng.

  2. IPCC. 2006. chương 4 – chương lâm nghiệp.

  3. JICA. 2011. Nghiên cứu về tiềm năng rừng và đất liên quan đến biến đổi khí hậu và lâm nghiệp ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  4. JICA. 2013. Kế hoạch hành động REDD+ (PRAP) tỉnh Điện Biên.

  1. Tài liệu tiếng Anh

  1. Brazil. 2014. Brazil’s submission of a forest reference emission level for deforestation in the Amazonia biome for results-based payments for REDD+ under the UNFCCC

  2. Brazil. 2014. Brazil’s submission of a Forest Reference Emission Level to the UNFCCC

  3. Colombia. 2014. Proposed Forest Reference Emission Level for deforestation in the Colombian Amazon Biome for results–based payments for REDD+ under the UNFCCC

  4. Costa Rica. 2012. Emisison Reduction Program Idea Note (ER-PIN) for the Forest Carbon Partnership Facility (FCPF)

  5. Ecuador. 2014. Ecuador’s Forest Reference Emission Level for Deforestation

  6. Gabriel et all. 2013. Esteblishing a Reference Level for REDD+ in Quang Binh

  7. Grais et all. 2014. Esteblishing a Reference Level for REDD+ in Lam Dong

  8. Guyana. 2014. The Reference Level for Guyana’s REDD+ Program

  9. Malaysia. 2014. Malaysia’s Submission on Reference Levels for REDD+ Results Based Payments under UNFCCC

  10. Mexico. 2014. National forest reference emission level proposal México

  11. REDD-Plus. 2012. Cookbook – How to measure and monitor forest carbon

  12. UN-REDD. 2014. Emerging approaches to Forest Reference Emission Level for REDD+

  13. Vietnam. 2014. The initial biennial updated report of Vietnam to the United Nations Framwork Convention on Climate Change

ESTABLISHMENT OF NATIONAL FOREST REFERENCE EMISSION LEVEL

Vu Tien Dien, Pham Ngoc Bay, Tran Thi Thu Hang

Summary

The article refers to methods of establishing the national forest reference emissions level by applying the guidance of IPCC as a basis to forecast the emissions and absorption of CO2 from the forest through histirical data in the period of 1990-2010, which identified Vietnam's efforts in the management of forest protection to reduce emissions from deforestation and degradation and enhance forest carbon stocks. The forest reference emission level(FREL) and forest reference level (FRL) are produced separately. For FREL, averages line is used to simulate the emissions for the future. For FRL, regression equations are used to describe the change of reduction of total emissions/removal in the future. The results revealed that, the net emissions/removalof CO2from forests in the period from 1990 to 2010 at around 230,704,451 tons (equivalent to 11,535,223 tonnes CO2per year). In particular that total emissions of about 1,076,668,279 tons (equivalent to 52,833,414 tons CO2 per year), total removal about 845,963,829 tonnes (equivalent to 42,298,191 tons CO2 per year). Results also showed that, in the period 2005-2020, with the efforts of the government of Vietnam through the programs, projects and policy mechanisms for the protection and development of forests leading the total amount of removalwill be higher than emissions of CO2 from forest.

Keywords: Forest changes, forest carbon, forest biomass,removal, emission, reference

Bình luận

Tin tức mới

Fanpage facebook
Bài viết xem nhiều

Đối tác





Bài viết mới nhất